Thắc mắc: huyết áp cao có uống cà phê được không?

Cà phê là một thức uống quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của người Việt Nam. Tuy nhiên, thức uống này không phải sẽ phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt là những người mắc một số bệnh mãn tính, trong đó có cao huyết áp. Vậy những người huyết áp cao có uống cà phê được không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này. 

Những lợi ích của cà phê

Những lợi ích của cà phê
Những lợi ích của cà phê

Cà phê là một trong những thức uống phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà còn khắp thế giới. Trong cà phê có chứa chất chống oxy hóa hàm lượng cao cùng các dưỡng chất có lợi, nên đây là thức uống có lợi cho sức khỏe. Các nghiên cứu chỉ ra rằng uống cà phê giúp giảm nguy cơ mắc phải một số bệnh nghiêm trọng. Dưới đây là những lợi ích mà cà phê mang lại cho chúng ta: 

Cà phê giúp cải thiện năng lượng

Trong cà phê có chưa cafein, vì vậy mà nó khiến cơ thể cảm thấy bớt mệt mỏi, tràn đầy năng lượng. Nguyên nhân là do cafein là chất kích thích thần kinh, cafein sẽ được hấp thụ vào hệ tuần hoàn sau đó di chuyển đến não bộ. Tại đây, cafein ngăn chặn chất ức chế dẫn truyền thần kinh – Adenosine. Từ đó, các chất dẫn truyền thần kinh khác như Norepinephrine và Dopamine tăng lên, kích hoạt các tế bào thần kinh. Vì vậy mà uống cà phê giúp tăng cường trí nhớ, sự tập trung và tỉnh táo.

Cà phê giúp đốt cháy chất béo

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cafein làm giảm 3-11% tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể. Đồng thời, cafein còn có thể làm tăng quá trình đốt cháy chất béo lên đến 10% ở người thừa cân và 29% ở người gầy.

Cà phê cải thiện hiệu suất thể chất

cafein kích thích hệ thống thần kinh, khiến cho epinephrine trong máu tăng lên. Bên cạnh đó, cafein còn hỗ trợ phân hủy chất béo trong cơ thể, tạo ra các axit béo tự do làm nguồn năng lượng. Vì vậy, cà phê giúp cải thiện từ 11-12% hiệu suất thể chất.

Cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể

Trong một ly cà phê có chứa:

  • Riboflavin (vitamin B2) chiếm 11% RDI.
  • Axit pantothenic (vitamin B5) chiếm 6% RDI.
  • Mangan và kali chiếm 3% RDI.
  • Magie và niacin (vitamin PP) chiếm 2% RDI.

Đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. 

Giảm nguy cơ mắc một số bệnh nghiêm trọng

Kết quả nghiên cứu cho thấy người uống nhiều cà phê sẽ giảm 23-50% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. 18 nghiên cứu khác trên 458.000 người cũng cho ra kết quả là mỗi tách cà phê hàng ngày giúp giảm 7% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. 

Bên cạnh đó, cà phê cũng giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh tâm thần kinh như: Alzheimer, parkinson, sa sút trí tuệ, suy giảm trí nhớ, trầm cảm.

Ngoài ra cà phê có khả năng bảo vệ cơ thể chống lại ung thư gan và ung thư đại trực tràng.

Giúp tăng tuổi thọ

Cà phê giúp giảm 20% nguy cơ tử vong ở nam giới và 26% ở nữ giới trong 18 đến 24 năm. 

Thắc mắc: huyết áp cao có uống cà phê được không

Huyết áp cao có uống cà phê được không
Huyết áp cao có uống cà phê được không

Trong cà phê có chứa cafein có thể làm tăng huyết áp trong thời gian ngắn, ngay cả khi bạn không bị bệnh cao huyết áp. Theo nghiên cứu, hiện tượng này xảy ra là vì:

  • Cafein kích thích nhịp tin và làm co tim mạch
  • Kích thích cơ thể bài tiết hormon Adrenalin gây tăng huyết áp
  • Kích thích tuyến thượng thận tiết ra nhiều hormon Catecholamin gây ra tình trạng tăng huyết áp

Tuy nhiên, phản ứng của cafein với huyết áp ở mỗi người sẽ không giống nhau. Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cho biết: 400mg cafein mỗi ngày sẽ an toàn cho hầu hết tất cả mọi người, kể cả những người bị cao huyết áp. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến từ chuyên gia, bác sĩ để nhận được lời khuyên phù hợp trước khi sử dụng. 

Người cao huyết áp lưu ý gì khi uống cà phê

Khi bạn có cao huyết áp, có một số lưu ý quan trọng khi uống cà phê:

  • Hạn chế lượng cà phê: Như đã nói ở trên, phản ứng của cafein với huyết áp ở mỗi người sẽ không giống nhau. Một số người có thể nhạy cảm hơn với cafein, nên lựa chọn liều lượng phù hợp với cơ thể.
  • Uống cà phê không đường: Đường có thể gây tăng huyết áp và tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Vì vậy, nếu bạn có cao huyết áp, hạn chế sử dụng đường trong cà phê. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các chất làm ngọt không calo hoặc không đường như sucralose, stevia hoặc erythritol.
  • Tránh pha cà phê quá đậm: Cà phê pha quá đậm có thể chứa nhiều cafein hơn và gây tác động lớn hơn đến huyết áp. Chọn phương pháp pha cà phê vừa phải và theo chỉ dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo mức độ cafein hợp lý.
  • Thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ: Nếu bạn có cao huyết áp hoặc các vấn đề liên quan đến tim mạch bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ về việc uống cà phê và các loại đồ uống chứa cafein khác. 
  • Sử dụng thay thế: Nếu bạn muốn hạn chế cafein, bạn có thể xem xét các thức uống khác như cà phê không cafein, trà thảo mộc hoặc các loại đồ uống không chứa cafein khác.

Lời kết

Vậy người huyết áp cao vẫn có thể sử dụng cà phê với mức độ phù hợp. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn rõ hơn về vấn đề huyết áp cao có nên uống cà phê không và các thông tin thú vị về loại đồ uống này. Hãy luôn hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo lựa chọn sản phẩm phù hợp với sức khỏe của mình.